LÝ DO KHIẾN GÀ NGƯNG ĐẺ TRỨNG BÀ CON NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT
Trong quá trình chăn nuôi gà đẻ trứng, bà con sẽ gặp phải tình trạng gà ngưng đẻ. Vậy lý do khiến gà ngưng đẻ trứng là gì? Bà con hãy đọc ngay bài viết sau đây để có hướng khắc phục kịp thời nhé.
Nhiệt độ trong chuồng nuôi
Có thể bà con chưa biết, nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng trứng. Nếu nhiệt độ quá cao mức độ tiêu thụ thức ăn của gà bị giảm, dẫn tới lượng thức ăn vào không đáp ứng được nhu cầu để tạo ra trứng khiến gà ngưng đẻ trứng. Nếu nhiệt độ thấp mức độ tiêu thụ thức ăn của gà sẽ cao. Từ đó lượng thức ăn gà hấp thụ sẽ được sử dụng cho việc sản xuất ra trứng. Vì vậy bà con nên để ý tới nhiệt độ trong chuồng nuôi, với biên độ nhiệt khoảng từ 20 – 25 độ C là tốt nhất.

Nhiệt độ trong chuồng nuôi ảnh hưởng tới sản lượng trứng của gà
Thời gian chiếu sáng
Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của gà và là nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng. Nếu chế độ chiếu sáng phù hợp sẽ kích thích sự phát triển của nang trứng và điều tiết quá trình rụng trứng tốt hơn.
Ở chế độ chiếu sáng 14h sáng và 16h tối thì khối lượng trứng tăng lên 2,9g so với chế độ 14h sáng và 10h tối. Do đó bà con cần lưu ý để đảm bảo thời gian chiếu sáng của gà sinh sản trong suốt quá trình khai thác trứng.
Chọn giống gà đẻ
Khi nhân giống gà đẻ, nếu bà con chọn con giống có chất lượng kém sẽ khiến gà kém phát triển, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của gà. Vì thế, khi nhân giống gà đẻ, bà con cần lựa chọn cẩn thận, gà giống phải có thể trạng khỏe mạnh.
Gà ngưng đẻ do muốn ấp
Theo tập tính của gà mái, khi gà trong thời kì sinh sản nhìn thấy trong ổ mình có nhiều trứng, gà sẽ có xu hướng muốn ấp và gà ngưng đẻ trứng. Vì vậy, bà con nên thu trứng hàng ngày không nên để trứng nhiều trong ổ.

Gà ngưng đẻ trứng do muốn ấp
Gà thay lông
Khi gà thay lông sẽ cần một lượng dinh dưỡng để mọc lông mới. Lúc này gà sẽ đẻ ít hơn, nhưng sau khi chu kì thay lông kết thúc gà sẽ đẻ trứng bình thường, chất lượng trứng cũng tốt hơn.
Tuổi tác và bệnh tật
Tuổi tác và bệnh tật cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới quá trình đẻ trứng của gà. Nếu gà lâu năm chu kì đẻ trứng sẽ giảm dần và chất lượng trứng cũng dần kém đi. Và khi gà bị bệnh cũng vậy, gà sẽ ngưng đẻ trứng hoặc đẻ ngắt quãng không đều. Do đó, bà con cũng nên thay lứa gà mới khi gà đã nuôi lâu và sản lượng trứng thấp đi.
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bà con có thêm kiến thức về chăn nuôi gà đẻ và có khắc phục sớm để bạn chế rủi ro gà ngưng đẻ trứng, và giúp cho sản lượng trứng được cao hơn. Chúc bà con chăn nuôi thuận lợi.
- MUA MÁY ẤP TRỨNG NHẬN VÔ VÀN ƯU ĐÃI MỪNG XUÂN 2022 (16.12.2021)
- Cách bảo quản trứng gà trước khi ấp (06.07.2020)
- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRỨNG ẤP BỊ CHẾT PHÔI (25.08.2020)
- GIÁ BÁN MÁY ẤP TRỨNG CÓ CAO KHÔNG, MUA Ở ĐÂU GIÁ RẺ (11.09.2020)
- VÌ SAO GÀ ẤP TRỨNG KHÔNG NỞ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (11.09.2020)
- MUA LỒNG ÚM GÀ CON TẠI SÀI GÒN Ở ĐÂU GIÁ TỐT? (14.05.2021)
- 7 LÝ DO TRỨNG ẤP NỞ KÉM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (22.11.2020)
- VÌ SAO NÊN DÙNG MÁY ẤP TRỨNG MÀ KHÔNG ĐỂ GÀ MẸ ẤP? (15.12.2020)
- HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ẤP TRỨNG GÀ - NGAN - VỊT TĂNG TỈ LỆ NỞ (01.09.2020)
- MÁY ẤP TRỨNG ẤP ĐƯỢC NHỮNG LOẠI TRỨNG NÀO? (01.09.2020)