CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Trong quá trình chăn nuôi gia cầm, gia cầm mắc bệnh và điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy việc phòng và điều trị bệnh là yếu tố quan trọng để chăn nuôi thành công. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở gà và cách điều trị bà con cần lưu ý.
1.Hội chứng giảm đẻ
Hội chứng giảm đẻ là bệnh thường gặp ở gà nếu bà con nuôi gà đẻ. Bà con hãy lưu ý các đặc điểm và cách điều trị dưới đây để khắc phục nhé.
Đặc điểm:
Gà giảm đẻ đột ngột, trứng dị hình, nhạt màu, vỏ lụa mỏng, nhăn nheo, dị hình.
Lòng trắng trứng loãng.
Tỷ lệ ấp nở giảm rất mạnh
Điều trị:
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhát hiện nay.
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, tiêm phòng vaccin đầy đủ.
Bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa vào những thời điểm nhạy cảm của gà tránh hiện tượng stress, thay đổi thời tiết, duy trì sức khỏe và khả năng sản xuất trứng cho gà.
.jpg)
Hội chứng giảm đẻ ở gà
2.Bệnh gà rù:
Đặc điểm:
Kém ăn bỏ ăn, lông xù, sã cánh ỉa chảy phân xanh, phân vàng, mào thâm. Chảy nước mắt nước mũi. Diều càng phồng nước và thức ăn, khi dốc ngược gà xuống dưới thấy có nước chảy ra. Đây là triệu chứng bệnh gà rù rất dễ nhận biết.
Điều trị:
Khi cá thể gà đầu tiên có dấu hiệu mắc bệnh nhanh chóng đưa vaccin Lasota vào cho toàn đàn gà kể cả đàn gà vừa mới được làm vaccin.
Sau đó tiến hành vệ sinh khử trùng chuồng trại máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh.
Bổ sung thuốc bổ và chất điện giải nâng cao sức đề kháng cho con vật.
Sử dụng kháng sinh phổ rộng tránh nhiễm trùng kế phát.
Sau khi hết liệu trình sử dụng kháng sinh thì cho con vật uống thuốc giải độc gan thận nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
3.Bệnh mổ cắn nhau:
Đặc điểm:
Gà mổ cắn nhau ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, cánh, đuôi và hậu môn… gây chảy máu. Máu chảy tiếp tục là nhân tố kích thích gà mổ cắn nhau. Bà con cần lưu ý bệnh thường gặp ở gà này vì gà mổ cắn nhau có thể gây bị thương nặng.
Điều trị:
Kiểm tra mật độ đàn, nhiệt độ chuồng nuôi, lượng thức ăn nước uống, cân đối khẩu phần thức ăn.
Gà bị hấp dẫn bởi máu và vết thương nên cần nhanh chóng tách riêng gà bị thương ra khỏi đàn.
Biện pháp cắt mỏ là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Bổ sung các chất khoáng và vitamin cho toàn đàn.

Gà sau khi đã bổ sung khoáng chất điều trị bệnh mổ cắn nhau
4.Bệnh do thiếu khoáng:
Đặc điểm:
Thiếu Calci, phospho: Xương yếu, vẹo xương ở gà con, vỏ trứng mỏng, giảm khả năng ấp nở.- Magne: Co giật, chết đột ngột.- Mangan: Có dấu hiệu thần kinh, chân run, đứng không vững, giảm khả năng ấp nở.- Sắt, đồng: Thiếu máu- Kẽm: Lông xơ xác, còi cọc. Cobalt: Chậm lớn, thiếu máu, giảm khả năng chuyển hoá thức ăn. Selenium: Tích nước dưới da.
Điều trị:
Khi gà có dấu hiệu bệnh về dinh dưỡng, thì phải bổ sung vào khẩu phần thức ăn và nước uống các loại premix khoáng.
5.Bệnh giũn đùa ở gà
Đặc điểm:
Gà kém ăn, bỏ ăn, chậm lớn.
Đi ỉa phân loãng, sau đó có hiện tượng thiếu máu, mào nhợt.
Mổ khám gà tìm thấy giun trong ống ruột, niêm mạc ruột sưng, tụ huyết và xuất huyết
Điều trị:
Sử dụng thuốc tẩy giun, khi tẩy giun ở gà nên kết hợp với cả dùng thuốc trợ sức, trợ lực và kháng sinh phòng chống nhiễm khuẩn kế phát.
Trên đây là các bệnh thường gặp ở gà và cách điều trị ở gà, chúc bà con chăn nuôi thành công.
- MUA MÁY ẤP TRỨNG NHẬN VÔ VÀN ƯU ĐÃI MỪNG XUÂN 2022 (16.12.2021)
- Cách bảo quản trứng gà trước khi ấp (06.07.2020)
- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRỨNG ẤP BỊ CHẾT PHÔI (25.08.2020)
- GIÁ BÁN MÁY ẤP TRỨNG CÓ CAO KHÔNG, MUA Ở ĐÂU GIÁ RẺ (11.09.2020)
- VÌ SAO GÀ ẤP TRỨNG KHÔNG NỞ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (11.09.2020)
- MUA LỒNG ÚM GÀ CON TẠI SÀI GÒN Ở ĐÂU GIÁ TỐT? (14.05.2021)
- 7 LÝ DO TRỨNG ẤP NỞ KÉM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (22.11.2020)
- VÌ SAO NÊN DÙNG MÁY ẤP TRỨNG MÀ KHÔNG ĐỂ GÀ MẸ ẤP? (15.12.2020)
- HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ẤP TRỨNG GÀ - NGAN - VỊT TĂNG TỈ LỆ NỞ (01.09.2020)
- MÁY ẤP TRỨNG ẤP ĐƯỢC NHỮNG LOẠI TRỨNG NÀO? (01.09.2020)